Chúng ta đã giải quyết rất tốt bài toán này với các nước ở khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với gần 800.000 người. Tuy nhiên, số lượng này tại Trung Đông lại rất thấp, dưới 30.000 người. Nếu so sánh với các nước cung cấp lao động khác, con số sẽ còn gây ngạc nhiên.
Chỉ riêng trong năm 2021, có thêm 600.000 lao động từ Nepal chuyển tới Trung Đông, đưa tổng số lao động hiện hữu từ Nepal lên trên một triệu người. Trong khi, Nepal là một đất nước nhỏ với trên 30 triệu dân.
Số lượng lao động từ Pakistan tại Trung Đông là khoảng 4,7 triệu người.
Số lượng lao động từ Bangladesh tại Trung Đông khoảng 7,5 triệu người.
Số lượng lao động từ Ấn Độ tại Trung Đông là khoảng 7,6 triệu người, tương đương Bangladesh.
Số lượng lao động từ Philippines tại Trung Đông cũng khoảng 2-3 triệu người.
Lao động từ Nam Á thường làm việc tại các công trường xây dựng hoặc nhà máy; trong khi đó, người Philippines làm việc chủ yếu trong lĩnh vực y tế, bán lẻ và giúp việc trong những gia đình trung lưu và giàu có. Theo đánh giá của tôi và những người am hiểu thị trường Trung Đông, người Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được tại thị trường Trung Đông nhờ các đức tính chăm chỉ, trung thực và sẵn sàng hy sinh vì tập thể và gia đình. Bỏ qua các rào cản về địa lý và văn hóa (tôi biết đây là rào cản lớn, nhưng sẽ có cách vượt qua hoặc chung sống với sự khác biệt), đâu là những điểm chúng ta cần cải thiện hoặc giới thiệu để có thể cạnh tranh được tại đây?
Về phía người lao động, vốn ngoại ngữ, sự hiểu biết về văn hóa, luật lệ, quy tắc và kiến thức về ngành là điều kiện cần. Bên cạnh vốn tiếng Anh, ngôn ngữ bản địa cũng cần được chú trọng.
Tư tưởng tại nhiều nước giàu và lớn, đặc biệt ở châu Á là "thị trường nói tiếng chúng ta rất lớn, chúng ta không cần tiếng Anh" nên việc biết thêm tiếng địa phương sẽ rất hữu dụng. Tại Việt Nam hiện tại, các trung tâm đào tạo tiếng Anh, Nhật và Hàn Quốc rất nhiều. Tuy nhiên, số lượng trung tâm dạy tiếng Ả-rập lại đếm trên đầu ngón tay.
Sự hiểu biết về văn hóa địa phương là điều quan trọng từng được nhiều người đề cập; tuy nhiên, cụ thể thế nào thì ít người nói. Ví dụ, tại UAE, người dân địa phương (gọi là Emirati) luôn luôn đúng. Luật pháp địa phương đặt việc bảo vệ những người này lên trên cả chuyên gia nước ngoài; do đó, người lao động dù đúng dù sai cũng không nên dính vào việc tranh chấp với họ. Ngoài ra, việc ăn uống tại những nước này cũng rất khó khăn do rượu bia và thịt lợn rất khó kiếm (những người theo đạo Hồi không ăn thịt lợn hoặc tiêu thụ đồ có cồn). Rau củ quả cũng không quá phong phú; trong khi đó hàng nhập khẩu thì giá không rẻ. Ngoài ra, việc ăn mặc hoặc nơi nào được phép tới cũng là một vấn đề nhạy cảm với dân địa phương.
Kiến thức về ngành là thứ đào tạo được, để có thể dễ dàng làm việc cho một dây chuyền sản xuất tại xưởng, nhà máy hay tham gia vào bộ phận bán hàng của các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hệ thống bán lẻ...
Về phía doanh nghiệp cũng như nhà nước, việc kết nối với chính quyền và doanh nghiệp có nhu cầu về lao động tại các nước Ả-rập là điều cần phải làm. Các chính sách cũng như những sự hỗ trợ cần phải có, được nghiên cứu và nên trả lời đầy đủ các vấn đề liên quan tới: thủ tục pháp lý, điều kiện - môi trường làm việc, lương thưởng với lao động, những rủi ro - tranh chấp nếu có và các hướng xử lý...
Với sự siêng năng, cần cù, khả năng thích ứng cao để vượt lên nghịch cảnh của người Việt, tôi nghĩ việc xuất khẩu lao động tại các nước Ả-rập này rất tiềm năng. Tuy nhiên, do đây là thị trường mới và xa lạ với phần đông người Việt Nam, để khai phá thị trường này cần có sự chung sức của nhiều bên, với khởi đầu từ việc hoạch định chính sách và góp ý của các doanh nghiệp liên quan.
Phạm Trung Tuấn
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Xuất ngoại kiếm tiềnChu kỳ đăng kiểm ô tô theo quy định tại Thông tư 16/2021/TT-BGTVT của Bộ GTVT, áp dụng từ ngày 1/10/2021.
Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng quy định thời hạn kiểm định xe ô tô theo thời gian sử dụng cho từng loại phương tiện và mục đích sử dụng.
Từ đó, Bộ GTVT khẳng định, việc quy định thời hạn kiểm định ô tô theo thời gian sử dụng như hiện hành phù hợp với thông lệ quốc tế, trên cơ sở khoa học, thực tiễn và thuận tiện cho công tác quản lý.
Nếu quy định chu kỳ đăng kiểm xe ô tô theo số kilômét xe chạy, Bộ GTVT cho rằng, sẽ phát sinh một số khó khăn, bất cập trong công tác quản lý, giám sát chất lượng phương tiện tham gia giao thông. Vì đăng kiểm theo kilômét chủ xe có thể điều chỉnh số đồng hồ đo quãng đường xe chạy bằng nhiều biện pháp khác nhau, như can thiệp cơ khí hoặc phần mềm điều khiển để gian lận số kilômét xe chạy.
Theo Tiền phong
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Việc dán kín các loại decal, biểu ngữ; logo của hội nhóm, câu lạc bộ,… lên xe ô tô chẳng những không giúp chiếc xe đẹp lên mà còn có thể bị phạt và không được đăng kiểm.
" alt=""/>Bộ GTVT nói gì về đề xuất đăng kiểm ô tô theo km?Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông khẳng định, Nghị định số 144/2020/NĐ-CP được xây dựng đạt mục đích định hướng phát triển nghệ thuật, phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước.
Nghị định đã thống nhất hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại, đầu tư kinh doanh, đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường nghệ thuật biểu diễn và tiến tới hội nhập nền thương mại toàn cầu.
Theo đó, nghị định 144/2020 so với các văn bản trước đây được điều chỉnh để phù hợp hơn với thực tế, thống nhất với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
Cụ thể, Nghị định sẽ cắt giảm và đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước; khắc phục vấn đề tác động giới và quy định điều kiện bao quát hơn đối với thí sinh dự thi người đẹp, người mẫu; quy định cụ thể các trường hợp dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thu hồi danh hiệu, giải thưởng, huỷ kết quả cuộc thi, liên hoan được tổ chức tại Việt Nam; áp dụng biện pháp hậu kiểm đối với hoạt động lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật; quy định biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên hệ thống phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử…
Một điểm được đánh giá là cốt lõi trong nội dung đổi mới của Nghị định 144 là việc phân cấp trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với những hoạt động nghệ thuật biểu diễn tại địa phương đó.
![]() |
NSƯT Trần Ly Ly. |
Ngoài ra, nhiều đại biểu cho rằng cần thắt chặt công tác kiểm soát, quản lý về nội dung biểu diễn nghệ thuật của các đơn vị.
Đại diện Sở Văn hoá Hà Nội đồng tình với những sửa đổi mới của Nghị định 144/2020. So với trước đây, những thay đổi trong nghị định có nhiều ưu điểm, tạo điều kiện hơn cho các nghệ sĩ, các đơn vị biểu diễn nghệ thuật.
Tuy nhiên, ông cũng nêu ý kiến trái chiều về việc đưa các chương trình thời trang xếp vào danh sách những hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Đồng thời, đại biểu bày tỏ mong muốn quy định sát sao việc hơn về kiểm duyệt nội dung trước khi cấp phép: “Thực trạng ngày nay cho thấy chúng ta khó kiểm soát được về nội dung biểu diễn, từ trang phục tới bài hát của các ca sĩ. Ví dụ các bài hát có lời bằng tiếng Anh chúng ta cần yêu cầu dịch ra tiếng Việt để dễ quản lý và kiểm tra nội dung”.
Hội nghị cũng ghi nhận được thái độ bức xúc của đại diện các cơ quan quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật trước tình trạng các đoàn hát tư nhân “treo đầu dê, bán thịt chó”.
Phó giám đốc Sở VH&DL Hà Giang, bà Triệu Thị Tình bộc bạch: “Cần làm chặt chẽ việc xử lý sai phạm khi xin cấp phép biểu diễn. Nhiều đoàn nghệ thuật tư nhân thường lên xin phép một nội dung, đến lúc trình diễn lại là nội dung hoàn toàn khác. Họ quảng cáo với người dân là mời ca sĩ nọ, nghệ sĩ kia rồi đến buổi diễn lại viện nhiều lý do cáo lỗi. Nhiều lần như vậy là thành lừa đảo, người dân họ phàn nàn rất nhiều”.
Tại hội nghị, các đại biểu tham gia đóng góp nhiều ý kiến về nghị định mới. Chia sẻ với VietNamNet, Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam NSƯT Trần Ly Ly cho biết : “Mặc dù chưa có nhiều thời gian để hiểu về nghị định, nhưng qua sự phổ biến từ ban ngành, tôi thấy nghị định mới đã nới rộng khung quy định hoạt động cho anh chị em nghệ sĩ, giúp chúng tôi được sáng tạo nhiều hơn. Thế nhưng vì những nới rộng quy định nên cũng sẽ tồn tại nhiều nguy cơ xấu”.
Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ tiếp tục tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định số 144/2020/NĐ-CP tại Đà Nẵng vào 7/4 và tại TP.HCM vào 9/4.
Phương Linh - Mỹ Duyên
10 năm sang Mỹ định cư cùng gia đình, NSND Diệp Lang mong mỏi trở về thăm quê. Thế nhưng ước nguyện mãi không thực hiện được do ông tuổi già, sức yếu.
" alt=""/>Sẽ quy định đơn giản các thủ tục hành chính trong Nghị định 144/2020